Song Tử Tây, 46 năm sau ngày giải phóng
Nước tăng lực Number 1 Chanh và Number 1 Dâu tiếp sức các vận động viên xuyên suốt lộ trình thi đấuThanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 4
"Năm nay vải mất mùa nên có thể giá bán ngoài thị trường sẽ cao hơn so với giá ký hợp đồng. Nhưng đây là các hợp đồng cam kết thu mua trong dài hạn, các nhà vườn đều tính toán được chi phí trong khoảng an toàn để sản xuất và đảm bảo vẫn có lãi khi liên kết làm vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Vì thế, có nhiều nhà vườn ở Phúc Hòa đã ký xong hợp đồng bán vải cho doanh nghiệp đến năm 2030", bà Nhung thông tin.
Ô tô điện VinFast VF5 Plus bỏ số P, liệu có nguy hiểm?
Tất nhiên, con số này có thể dao động thấp hơn hoặc cao hơn, tùy vào tốc độ cũng như kỹ năng lái xe. Trong điều kiện vận hành trong thành phố, con số đi được có thể thấp hơn do thói quen người dùng thường để động cơ vẫn hoạt động để chạy điều hòa khi dừng chờ.
Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh.
Bạn đọc viết: Muỗi bùng phát ở khu dân cư ven rạch
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.